Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc

Thứ sáu - 18/08/2017 09:55

Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc

Khi mua hộp giảm tốc thì việc tính toán tỷ số truyền của hộp giảm tốc rất quan trọng. Vậy công thức tình tỷ số truyền hộp giảm tốc như thế nào?
Công thức tính tỉ số truyền hộp giảm tốc như thế nào luôn là điều mà người mua hộp giảm tốc quan tâm đầu tiên. Bởi vì việc xác định được tỷ số giảm tốc sẽ giúp cho việc lựa chọn mua hộp giảm tốc được dễ dàng hơn. Vì vậy trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc phương pháp tính tỷ số hộp giảm tốc hiệu quả nhất.
 
Hộp giảm tốc là gì?
Gear Box
Hộp giảm tốc là một thiết bị được cấu tạo hoạt động là cơ cấu truyền động bằng hệ thống ăn khớp trực tiếp và có tỷ số truyền không đổi. Thiết bị này thường được đi kèm với động cơ máy hút bụi nhà xưởng và có 2 tác dụng chính:
 
- Giúp giảm tốc:
 
Bởi vì trong quá trình hoạt động, động cơ máy sẽ có tốc độ làm việc cao trong khi nhu cầu sử dụng thực tế lại không ở mức thấp thì lúc này hộp giảm tốc sẽ có có vai trò giảm tốc điều chỉnh vòng quay của động cơ máy.
 
- Giúp tăng tải:
 
Lắp hộp giảm tốc và động cơ máy giúp tăng moment xoắn hiệu quả. Từ đó giúp làm tăng khả năng tải trọng của động cơ và độ khỏe của trục quay.
 
Tỷ số truyền giảm tốc là gì?
 
Theo nghiên cứu thì tỷ số truyền của hộp giảm tốc là một tỷ số biến thiên giữa trục vào và trục ra của động cơ hộp giảm tốc. Đồng thời nó cũng được hiểu là một đại lượng biến thiên tốc độ của động cơ máy ban đầu với tốc độ của đầu ra động cơ.
động cơ giảm tốc
Ví dụ: Lúc ban đầu tỷ số truyền là 1/10 tức là 10 vòng trên 1 giây thì sau khi biến biên qua hộp giảm tốc thì tốc độ đầu ra của máy sẽ là 1vòng trên 1 giây. Theo tính toán thì tốc độ của động cơ đã được giảm đi 10 lần để phù hợp với nhu cầu sử dụng trong thực tế.
 
Công thức tính tỷ số truyền hộp giảm tốc
 
Thông thường để tính tỷ số giảm tốc người ta sẽ dựa vào cấu tạo bánh răng của hộp giảm tốc để tính toán và xác định công thức tính số truyền hộp giảm tốc như sau:
 
Cách tính tỷ số giảm tốc truyền hộp giảm tốc 2 bánh răng
 
Để xác định được tỷ số truyền trong trường hợp này thì bạn cần có ít nhất 2 bánh răng được liên kết với nhau. Thông thường thì trong thực tế bánh răng thứ nhất sẽ được gắn trực tiếp với trục động cơ.
 
Bánh răng còn lại sẽ được liên kết trực tiếp với bộ phận trục tải. Để có được tỷ số truyền thì 2 bánh răng này phải có sự tương tác với nhau. Khi các bánh răng tương tác với nhau thì việc xác định công thức truyền tải sẽ được thực hiện bằng cách so sánh số lượng bánh răng. Thông tin này có thể được gắn trên nhãn mác của bánh răng hoặc bạn có thể tự đếm để biết chính xác hơn.
 
Lúc này tỷ số truyền = số bánh răng lớn : số bánh răng nhỏ
 
Tỷ số này sẽ cho người dùng biết bánh răng nhỏ hơn phải tăng gấp bao nhiêu lần để có thể thực hiện một vòng hoàn chỉnh của bánh răng lớn.
Dolin gear motor
Công thức tình tỷ số truyền hộp giảm tốc nhiều hơn 2 bánh răng
 
Đối với trường hợp này thì cách tính cũng tương tự như trường hợp có 2 bánh răng. Tuy nhiên nó cũng có nhiều điểm khác biệt như sau:
 
- Bước 1: tính tỷ số truyền cặp bánh thứ 1và thứ 2 ( tương tự như cách ở trên)
 
- Bước 2: Thực hiện tính tỷ số truyền của cặp bánh thứ 2 và thứ 3
 
- Bước 3: Sau khi thực hiện tính toán xong thì nhân kết quả hai tỷ số truyền sẽ ra tỷ số giảm tốc của cả hộp giảm tốc.
Chúng ta có thể thực hiện một ví dụ như sau:
 
Một hộp giảm tốc của máy hút bụi công nghiệp có bánh răng số 1 có 40 răng, bánh răng số 2 có 20 răng, bánh răng số 3 có 10 răng thì tỷ số truyền được tính như sau:
(40/ 20) * (20/10) = 2*2= 4

Tổng số điểm của bài viết là: 9895 trong 4109 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn