THÔNG SỐ CÁC LOẠI HỘP GIẢM TỐC

Thứ sáu - 03/03/2017 19:02

THÔNG SỐ CÁC LOẠI HỘP GIẢM TỐC

Hộp số giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền; loại hộp này còn được gọi là "Hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc, đúng theo tên gọi của nó.
Người ta phải dùng hộp giảm tốc bởi vì động cơ thường có tốc độ khá cao, trong khi ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ.
 
Ví dụ động cơ xe máy của cậu thường quay ở vài ngàn vòng/phút, trong khi bánh xe chỉ quay với tốc độ vài trăm vòng/phút. Các máy móc công nghiệp cũng vậy, chúng chỉ cần quay tốc độ chậm để vừa với thao tác của công nhân, trong khi động cơ điện lại quay khá nhanh.
 
Hộp giảm tốc được lắp với động cơ ở "trục vào", khi động cơ quay thì "trục ra" của hộp sẽ quay chậm với tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu ta cần "trục ra" quay với các tốc độ khác nhau thì khi đó, ta cần một hộp giảm tốc có khả p số".
 
Bạn có thể thắc mắc: thế thì tại sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc? Nguyên do là:
 
- Động cơ quay nhanh thì nhỏ gọn, dễ chế tạo và giá rẻ hơn động cơ quay chậm với cùng 1 công suất
 
- Thực tế có rất nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau nhưng khó chế tạo động cơ với tốc độ bất kỳ
 
Vậy là ta vẫn cần hộp giảm tốc để dùng cùng với động cơ.
 

 
Việc phân loại hộp giảm tốc thì có nhiều cách, nhưng phổ biến nhất là phân theo số cấp giảm tốc và phân theo nguyên lý truyền động.
 
Nếu phân theo số cấp thì ta có loại 1 cấp, loại 2 cấp, 3 cấp... Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bắnhh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng.
 
Bạn có thể nghĩ rằng: nếu thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong? Tiếc rằng không làm thế được, vì lý do không gian cũng như vật liệu và công nghệ.
 
Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh, do nó phải làm việc với tần suất quá lớn, thêm nữa là bánh răng to sẽ rất lớn, khó chế tạo chính xác và khó lắp ráp. Vì thế, người ta chế tạo hộp nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3~5 là OK.
 
Nếu phân loại theo nguyên lý truyền động thì ta có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh răng hành tinh, bánh vít trục vít... Sở dĩ có nhiều nguyên lý do mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng, tùy đặc điểm sử dụng

Loại động cơ hộp giảm tốc tiêu chuẩn Đạt Tiêu chuẩn EU/G7 được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.

Loại H : Động cơ liền hộp giảm tốc trục thẳng

Mô tả : Là loại động cơ giảm tốc tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp

 có thiết kế đặc biệt để dùng cho các ứng dụng của bộ khuấy, trộn. Ổ trục đầu ra được kéo dài thêm để phù hợp với tải của bộ khuấy.

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 55 kW

Mô-men đầu trục

27 đến 14.000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 0,8 đến 8600 v/p

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi

 

Loại A : Động cơ liền hộp giảm tốc trục song song

Mô tả

Là loại động cơ giảm tốc có kết cấu vỏ được thiết kế gọn hơn, phù hợp với nhiều vị trí lắp đặt

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 22 kW

Mô-men đầu trục

27 đến 28.000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 0,8 đến  4000 v/p

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi , hoặc trục lõm

 

Loại  F : Động cơ liền hộp giảm tốc trục song song

Mô tả

là loại có thiết kế đặc biệt để dùng cho các ứng dụng của bộ khuấy, trộn. Ổ trục đầu ra được kéo dài thêm để phù hợp với tải của bộ khuấy.

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 55 kW

Mô-men đầu trục

200 đến 14000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 4 đến 18000

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi , hoặc trục lõm

 

Loại C : Động cơ liền hộp giảm tốc trục vuông góc

Mô tả

Là loại động cơ giảm tốc có trục ra vuông góc với trục động cơ. Hộp giảm tốc bao gồm 2 cấp bánh răng trụ và 1 cấp bánh răng côn xoắn

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 45 kW

Mô-men đầu trục

1200 đến 10000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 10 đến 7000

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi , hoặc trục lõm

 

Loại K : Động cơ liền hộp giảm tốc trục vuông góc

Mô tả

Là loại hộp giảm tốc được thiết kế để ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp: sản xuất xi măng, sản xuất giấy, sản xuất đường ....

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 55 kW

Mô-men đầu trục

100 đến 14000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 5,5 đến 8600

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi , hoặc trục lõm

 

Loại S: Động cơ liền hộp giảm tốc trục vuông  góc

Mô tả

Là loại động cơ giảm tốc có trục ra vuông góc với trục động cơ. Hộp giảm tốc sử dụng bộ truyền Spiroplan, sử dụng mỡ để bôi trơn. Không cần bảo trì.

Dãy công suất (Power)

từ 0.12 kW đến 7,5kw

Mô-men đầu trục

30 đến 14000 Nm

Tốc độ đầu ra ( Ratio)

từ 3 đến 3400 v/p

Hiệu suất

98%

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích (hoặc kết hợp)

Trục Đầu Ra

 Trục lồi , hoặc trục lõm

 

 

Đặc tính kỹ thuật của loại W

Dãy công suất

từ 0,12 kW đến 1,1 kW

Mô-men đầu trục

đến 75 Nm

Tỉ số truyền

từ 8:1 đến 75:1

Kiểu lắp

chân đế, mặt bích, trục rỗng (hoặc kết hợp)

Là loại biến tốc sử dụng đĩa ma sát để thay đổi tốc độ đầu ra. Kết cấu đơn giản, giá thành hạ và dễ bảo trì.
Có thể kết hợp biến tốc Varimot với các loại hộp giảm tốc loại R, F, K hoặc S để có tỉ số truyền và cấu hình theo yêu cầu.

Tổng số điểm của bài viết là: 9890 trong 4108 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn